Sàn Binance bị sập không? Có tuyệt đối an toàn không?

Sàn Binance bị sập” là một trong những từ khóa được người dùng mới bắt đầu chơi tiền số tìm kiếm nhiều nhất. Điều này không có gì ngạc nhiên khi mà các sàn giao dịch bitcoin luôn là một trong những mục tiêu tấn công ưa thích của tin tặc vì đó là nơi lưu trữ nhiều tài sản và thông tin của khách hàng. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc và giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, chi tiết nhất về vấn đề này đối với sàn Binance.

Sàn Binance bị sập không? Có tuyệt đối an toàn không?

Sàn Binance có bị sập không?

Binance một ông lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử, tuy nhiên, để có được vị thế trên thị trường tiền số đầy biến động thì sàn giao dịch này cũng không ít lần phải đối mặt với các sự cố bên lề. Trong đó đáng chú ý nhất là sự cố “Binance bị sập” vào năm 2019 gây chấn động giới đầu tư lúc bấy giờ.

Vào ngày 7 tháng 5, Sàn Binance bị sập trong vòng hai tuần. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các tin tặc đã nhắm vào một vài lỗ hổng của Binance với “quy mô vô cùng lớn”.

CEO của Binance – Changpeng Zhao cho biết, tin tặc đã đánh cắp các khóa API, hack vào hệ thống bảo mật hai lớp và các thông tin tiềm năng của khách hàng. Người sáng lập sàn giao dịch này nhận định vụ tấn công là một sự “kiên nhẫn tuyệt đối” của các hacker. Bởi chúng đã chờ đợi những lỗ hổng, đặc biệt từ những ví đầu tư có giá trị ròng cao và lượng Bitcoin (BTC) lớn hay nói cách khác là đánh thẳng vào các “miếng mồi ngon” của Binance.

Với các thủ thuật dàn xếp khác nhau, chúng đã nhanh chóng chiếm giữ được các tài khoản này và hoàn toàn vượt qua được các lớp bảo mật trước đó mà Binance tạo ra.

Hậu quả là hơn 7.000 BTC tương đương với 40 triệu đô la đã hoàn toàn bị “bay màu”. Và từ khóa “Binance bị sập?” trở thành từ khóa HOT nhất đối với giới đầu tư tiền kĩ thuật số lúc bấy giờ.

Sau cuộc tấn công, các giao dịch trên sàn gần như bị đóng băng. Tuy nhiên, Binance vẫn nỗ lực để đáp ứng việc thực hiện giao cho khách hàng nhưng hoàn toàn phong toả các lệnh rút.

Mặc dù bản thân cũng đã bị ảnh hưởng 2% số lượng coin nắm giữ nhưng sau sự cố này sàn giao dịch tiền số lớn nhất toàn cầu vẫn chi trả và bù đắp các tổn thất của người dùng thông qua quỹ tài sản an toàn (SAFU) để đảm bảo quyền lợi của họ. Bên cạnh đó, sàn cũng tiến hành đánh giá bảo mật tất cả các hệ thống và dữ liệu của mình trên diện rộng. Đồng thời mở một đợt khôi phục BTC để hoàn tác giao dịch vi phạm.

Những sàn giao dịch tiền điện tử nào đã từng bị sập?

Quay ngược lại quá khứ, bên cạnh Binance thì cũng không ít các sàn giao dịch tiền điện tử bị sập gây nên những chấn động cho thị trường Crypto.

DragonEx

Cùng năm với vụ sập sàn Binance thì vào ngày 24 tháng 3, sàn giao dịch DragonEx có trụ sở tại Singapore cũng đã gặp phải tình trạng bị tin tặc tấn công và một phần tài sản lên tới 7,09 triệu USD bị đánh cắp và tẩn tán. Mặc dù trước đó Dragon Ex thông cáo rằng đây chỉ là một cuộc bảo trì diện rộng của hệ thống. Tuy nhiên ngay sau đó, CEO của công ty đã phải lên tiếng kêu gọi nguồn lực cũng như các sàn giao dịch điện tử khác để truy vết và đóng băng tài sản của kẻ xấu.

CoinBene

Chỉ hai ngày sau vụ hack DragonEx, một sàn giao dịch tiền điện tử khác ở Singapore là CoinBene, cũng đã bị tấn công. Tuy nhiên, khác với Binance thì CoinBene lại phủ nhận hoàn toàn về việc có hay không tình trạng tấn công sàn đến từ tin tặc. Nhưng chính điều này đã dấy lên nghi ngờ về việc bốc hơi 105 triệu đô la đầy “kì bí” trong ví của CoinBene.

Coinnest

Coinnest là sàn giao dịch tiền số của Hàn Quốc đã chấm dứt hoạt động chóng vánh vào năm 2019 bởi sức ép đến từ những bước thay đổi của ngành công nghiệp tiền điện tử và blockchain khiến họ không thể đáp ứng và bắt kịp. Đồng thời CEO của công ty này cũng bị bắt vì nhận hối lộ niêm yết coin. Điều này gây nên cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và Coinnest buộc phải tuyên bố phá sản ngay sau đó.

Harbourly

Harbourly là sàn giao dịch được ra mắt vào năm 2015 và có trụ sở tại Texas. Harbourly cũng đã nhanh chóng thông báo đóng cửa bởi sức hút đầu tư ảm đạm, thiếu tính cạnh tranh và không tạo được sức bật trên thị trường. Thực tế điều này không nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư. Bởi lẽ trong xu hướng cạnh tranh gay gắt đến từ các sàn giao dịch tiền mã hóa. Nếu sàn giao dịch không có những hướng đi đúng đắn, bắt kịp và chuyển mình với xu hướng trong ngành công nghiệp số thì rất dễ bị tụt lại, và chìm nổi phía dưới với thị trường.

Virtex

Virtex lại là một nền tảng giao dịch được khai trương rầm rộ vào giữa năm 2014 với đa dạng các loại tiền tệ, các gói đầu tư hấp dẫn và mức sinh lời siêu khủng. Tuy nhiên đến năm 2015, Virtex chính thức bị sập bởi thực chất nó chỉ là một trò lừa đảo.

Melotic

Cũng như Harbourly, một đại diện đến từ Châu Á là Melotic cũng phải tuyên bố phá sản bởi do thiếu tăng trưởng trong quá trình vận hành. Melotic được xem là một bài học “đắt giá” trên thị trường coin bởi lẽ bất chấp nhận được nhiều nguồn đầu tư khủng từ các nhà đầu tư lớn, tuy nhiên với việc thiếu hụt kinh nghiệm thì sàn này cũng đã nhanh chìm sâu vào khủng hoảng và tuyên bố phá sản sau gần một năm hoạt động.

Đánh giá về Binance sau sự cố bị sập

Mặc dù vẫn phải đối mặt với những nghi vấn về việc sàn Binance bị sập trước đó, hay những vấn đề trong quá khứ có lặp lại không? Nhưng có thể nói, Binance vẫn luôn được đánh giá là một sàn giao dịch an toàn, uy tín với mức độ bảo mật cao và an toàn cho người dùng.

Đề cao và cải tiến các vấn đề về an toàn, bảo mật

Banance không chỉ thực hiện các kế hoạch bù lỗ cho người dùng hoặc hỗ trợ người dùng thông qua quỹ bảo hiểm của mình. Mà đồng thời còn cải thiện, nâng cao các vấn đề an toàn, bảo mật trên hệ thống như sử dụng xác thực 2FA để giúp bảo mật tài khoản tuyệt đối. Đồng thời sử dụng hệ thống đa tầng nhằm nâng cao chất lượng cũng như tạo ra độ trễ thấp trong quá trình đặt lệnh của người dùng.

Sàn giao dịch này cũng tiến hành thường xuyên các đánh giá bảo mật nhằm khắc phục nhanh chóng các lỗ hổng về hệ thống để ngăn chặn kịp thời các xâm nhập bất hợp pháp từ hacker.

Đưa ra các chính sách thu hút, hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Thực chất các sàn giao dịch bị sập không chỉ do sự tấn công đến từ các tin tặc. Mà còn do các chính sách thu hút người chơi và cách vận hành sàn giao dịch không thực sự tốt, hay thậm chí các sàn này đã hình thành quy trình lừa đảo ngay từ đầu.

Không chỉ vậy, ngày nay rất nhiều những quốc gia đã và đang đặt ra những quy tắc an ninh chặt chẽ cho môi trường đầy tiềm năng và hấp dẫn này. Tuy nhiên chính nó cũng gây ra bất lợi cho các sàn giao dịch bởi lẽ họ khó có thể nắm bắt và bắt kịp được với những thay đổi của từng quốc gia.

Điển hình là nguyên nhân thất bại của Coinnest trong việc không đảm bảo được các bước đi, những chuyển để bắt kịp với thị trường nhanh chóng. Còn Binance lại lựa chọn các hướng đi phù hợp với các điều luật phát cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư, qua đó tăng tính an toàn và bảo mật cho người dùng.

Tóm lại, Theo đánh giá của Coin3388 và cộng đồng Crypto trên thế giới nhận định rằng: đối với Binance, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn an tâm về sự an toàn, ổn định bởi rút ra từ bài học “sập sàn” do những lỗ hổng trước đó, Binance đã có những hướng đi thay đổi, không ngừng cải thiện và chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn cho người dùng. Chính điều này đã đồng thời làm nên tính uy tín, chuyên nghiệp và được rất nhiều nhà đầu tư đánh giá cao khi tham gia giao dịch tại Binane.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
Sàn giao dịch Binance có lừa đảo không?
Sàn giao dịch Binance có lừa đảo không?

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay với uy tín và số lượng người chơi vô cùng đông đảo. Tất nhiên ở giai đoạn này vẫn còn nhiều người còn đang mơ hồ về tính minh bạch, sự ổn định, an toàn của sàn sàn giao dịch

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Binance trên điện thoại và máy tính
Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Binance trên điện thoại và máy tính

Trước khi có thể mua tiền điện tử trên sàn Binance, bạn cần đăng ký Binance. Trong quá trình đăng ký, bạn cần xác minh danh tính của mình – đây được gọi là quy trình KYC (Know Your Customer). Trong bài viết này, Coin3388 sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tài khoản Binance và

CZ Binance hay Changpeng Zhao
Changpeng Zhao là ai? Chi tiết về CEO CZ Binance Triệu Trường Bằng

Với tài sản ròng 1,9 tỷ USD, CZ Binance hay Changpeng Zhao – người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới có quá đủ để xây dựng nhà trên biển hay mua bất cứ chiếc ô tô nào. Nhưng đáng ngạc nhiên, CEO Binance không có một chiếc xe hơi