Staking Binance là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

Khái niệm Staking chắc chắn còn mới lạ đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường tiền ảo. Bài viết này Coin3388 sẽ giúp bạn hiểu được Staking Binance là gì và cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về hình thức Staking.

Staking Binance là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

Staking Binance là gì?

Staking theo định nghĩa của Binance là khoá các đồng tiền mã hoá để nhận phần thưởng. Hiện nay rất nhiều sàn giao dịch khác cũng cung cấp hình thức Staking để thu hút người dùng nắm giữ đồng tiền mã hoá nhiều hơn. Staking Binance cho phép người dùng dễ dàng kiếm được phần thưởng với điều kiện bạn mua và nắm giữ đồng tiền mã hoá của mình trên sàn.

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào nhiều lý do khác nhau như Phân tích kỹ thuật, Phân tích thị trường, tiềm năng dự án,… nhằm củng cố cho niềm tin của họ về tài sản họ đang nắm giữ. Thì hiện nay các nhà đầu tư có thể cân nhắc đến lãi suất từ hình thức Staking để mau chóng đạt được điểm hoà vốn, hay thậm chí là lãi kép khi đồng tiền mã hoá đang nắm giữ tang giá phi mã.

Tại sao nên dùng Staking trên sàn Binance?

Hiện nay hầu hết các sàn đều cung cấp các hình thức Staking nhằm khuyến khích nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải sàn nào cũng như nhau, có sàn lãi suất cao, có sàn lại nhiều đồng tiền mã hoá tiềm năng hơn. Vậy thì cùng điểm qua một số thế mạnh của sàn Binance nhé:

  • Binance là một trong những sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thế giới. Vì vậy độ uy tín cũng sẽ rất cao, tránh các rủi ro về lừa đảo hay hacker.
  • Binance có giao diện thân thiện và dễ sử dụng, quan trọng là có website và ứng dụng điện thoại rất tiện lợi để theo dõi.
  • Đa dạng hình thức Staking: Locked Staking, Flexible Staking, DeFi Staking
  • Đa dạng Coin: sàn Binance có hầu hết các mã Coin phổ biến nhất trên thị trường ngày nay, thông thường các mã Coin được phát hành trên Binance có độ ưu tín cao.
  • Tối ưu lợi nhuận cho Holder

Các hình thức Staking trên Binance

Locked Staking

Locked Staking Binance là hình thức gửi và khoá đồng tiền mã hoá của bạn trên sàn Binance trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với hình thức này, bạn bắt buộc phải khoá số coin muốn stake lại trong một chu kỳ nhất định là : 7, 30, 60, 90 ngày.

Nghe hơi giống Binance Saving đúng không, vậy thì đâu là điểm khác biệt?

Staking Binance dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Stake, nghĩa là hoạt động này được tiến hành trên blockchain thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh (Smart Contract). Trong khi đó, Binance Savings không được tiến hành trên blockchain. Nó là sản phẩm tài chính cho phép người dùng Binance cho vay và kiếm lãi. Hoạt động này linh hoạt cho phép người dùng rút tiền bất cứ lúc nào và trả tiền lãi theo ngày. Còn tiền lãi của Binance Savings đến từ Binance Loan và Margin.

Hiện nay, hình thức này cho lãi suất biến động hàng năm (APR) khá cao lên đến 121%.

Flexible Staking

Flexible Stacking Biance là hình thức linh hoạt hơn. Đối với hình thức này, bạn chỉ cần đăng ký số coin muốn stake vào ví mà không cần khoá đồng coin nào cả. Có nghĩa là số coin này bạn có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tất nhiên rồi, phần trăm lợi nhuận của hình thức Flexible Staking cũng thấp hơn so với Locked Staking nhiều.

Hình thức này sẽ phù hợp đối với những nhà đầu tư trung hạn, vì mục tiêu về giá của họ sẽ thấp hơn và chủ yếu tập trung vào những “con sóng” ngắn, dễ dàng cắt lỗ khi thị trường rơi vào giai đoạn giảm.

DeFi Staking

Chắc hẳn khi biết đến thị trường tiền mã hoá thì bạn cũng không xa lạ gì với thuật ngữ DeFi (Decentralized Finance) viết tắt cho cụm từ “Tài chính phi tập trung”.

Tuy nhiên, dự án DeFi (DApp) chưa được chấp nhận hoàn toàn vì hai lý do chính là: cộng đồng chưa được phổ biến và giao diện người dùng quá phức tạp, không trực quan. Chính vì điều đó DeFi Staking Binance được ra mắt để giúp người dùng tham gia vào các dự án phi tập trung dễ dàng và đơn giản hơn.

Người dùng sẽ không cần phải quản lý các private key (khoá riêng tư), tài sản đã mua, tạo giao dịch hay thao tác các nhiệm vụ phức tạp để có thể tham gia DeFi Staking Binance. Thay vào đó bạn chỉ cần một cú nhấp chuột vào “Staking ngay” là đã có thể tham gia vào các dự án DeFi Staking và nhận phần thưởng một cách an toàn, đơn giản.

DeFi Staking Binance có những ưu điểm sau:

  • Dễ dàng sử dụng: Người dùng không cần phải quản lý quá nhiều thứ như trên. Binance đã cung cấp cho người dùng một dịch vụ trọn gói chỉ với một click chuột.
  • Đảm bảo an toàn bởi Binance: Binance Staking chỉ lựa chọn các dự án DeFi tốt nhất trong ngành thông qua một đội ngũ chuyên gia đánh giá chất lượng dự án và giám sát trực tiếp hệ thống DeFi trong thời gian hoạt động để giảm thiểu rủi ro cho người dùng.
  • Lợi nhuận cao hơn: Phí DeFi Staking Binance rất thấp. Nhờ đó người dùng có thể tối ưu lợi nhuận ở mức tốt nhất, tuy nhiên vẫn duy trì cùng một mức độ rủi ro với các sản phẩm khác.

Hướng dẫn tham gia Staking trên Binance

Bước 1: Bạn cần đăng nhập vào tài khoản Binance tại website Binance.com.

Xem thêm: Cách mở tài khoản Binance

Bước 2: Đi đến trang Tài Chính / Binance Earn để đến giao diện Staking Binance. Cuộn xuống các bạn sẽ thấy các lựa chọn Staking Binance khác nhau:

anh-1-staking

Bước 3: Bạn có thể chọn Locked Staking, Flexible Staking hoặc DeFi Staking.

Tiếp theo bạn có thể lựa chọn đồng tiền mã hoá mình muốn stake, và click vào “Stake Now”. Ở đây, Coin3388 lựa chọn hình thức Locked Staking.

anh-2-stake-now

Tại bước này các bạn có thể thấy cột APY (tỷ suất lợi nhuận phần trăm hàng năm) cho các đồng tiền mã hoá mà Staking Binance cung cấp. Cột Duration (days) cho thấy các lựa chọn số ngày mà bạn muốn khoá, tuỳ vào các mã khác nhau sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.

Sau khi bấm “Stake Ngay”, một màn hình bản tính hiện ra và bạn có thể nhập số lượng muốn Stake vào đây. Hệ thống sẽ giúp bạn tính toán phần thưởng sau khi Stake xong. Đảm bảo rằng số tiền bạn nhập lớn hơn đáng kể so với mức tối thiểu được yêu cầu và nhỏ hơn mức tối đa được yêu cầu.

anh-3-stake-ngay

Bước cuối cùng là check vào ô đồng ý các điều khoản, sau đó bấm xác nhận là xong.

Tóm lại, Staking Binance là một trong những cách để giúp bạn tối ưu lợi nhuận khi quyết định đầu tư một đồng tiền mã hoá lâu dài. Nó hoàn toàn đơn giản và an toàn khi đã được Binance trực tiếp kiểm định và vận hành. Nếu bạn không có ý định làm “trader” thực hiện các lệnh mua và bán liên tục thì hãy thử Staking Binance nhé.

Bài viết liên quan
KYC Binance là gì? Tại sao cần xác minh KYC?
KYC Binance là gì? Tại sao cần xác minh KYC?

Tương tự như các tổ chức, công ty tài chính, sàn giao dịch Binance đã áp dụng xác minh KYC với mọi tài khoản. Nếu không muốn tạo account xong chỉ để ngắm thì bắt buộc bạn phải thực hiện quy trình này. Đến đây thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc, KYC Binance là

PNL trên Binance là gì? Cách tính để xem lãi lỗ
PNL trên Binance là gì? Cách tính để xem lãi lỗ

Trong đầu tư kinh doanh nói chung, PNL hay Profit and loss ratio là viết tắt của lợi nhuận và thua lỗ sẽ giúp các nhà quản lý biết được lợi nhuận/tổn thất của mình. Từ đó, họ sẽ đưa ra được những phán đoán, quyết định kiểm soát tài sản chính xác nhất. Và

Hướng dẫn chuyển tiền từ Remitano sang Binance chi tiết
Hướng dẫn chuyển tiền từ Remitano sang Binance chi tiết

Thị trường tiền mã hoá đang trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người. Các nhà cung cấp, sàn giao dịch tiền ảo cũng “mọc” lên nhiều hơn. Trong đó, Remitano là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá đầu tiên tại Việt Nam, chính thức cho phép người dùng mua