Hướng dẫn chơi Futures trên Binance chi tiết
Trên thị trường tiền mã hoá các sàn giao dịch cung cấp cho nhà đầu tư nhiều loại giao dịch khác nhau, một trong số đó là Binance Futures. Đối với nền tảng này, bạn có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường đi xuống chứ không chỉ mỗi đi lên, bằng cách đoán giá trị của mỗi đồng tiền mã hoá trong tương lai. Dưới dây, Coin3388 sẽ hướng dẫn chơi Futures trên Binance từ A-Z
Hướng dẫn chơi Futures trên Binance
Cách mở tài khoản
Bước đầu tiên các bạn cần làm là tạo tài khoản Binance Futures nếu bạn chưa có, xem bài viết này để có hướng dẫn cụ thể nhé. Đừng nhầm lẫn với tài khoản thông thường của Binance, thị trường Binance Futures khác với thị trường Spot.
Cách chuyển tiền
Sau khi mở tài khoản thành công, hãy tiến hành chuyển tài sản thế chấp vào ví Futures. Luôn bảo đảm trong ví Spot của các bạn có sẵn USDT. Nếu chưa có, Binance đang cung cấp cho người dùng khá nhiều hình thức nạp tiền khác nhau, rất thuận tiện cho việc giao dịch nạp và rút của người dùng. Theo mình đánh giá sàn Binance đang làm tốt việc này hơn các sàn khác, khiến thanh khoản của các đồng tiền mã hoá trên sàn Binance luôn ở mức cao.
Những cách nạp tiền vào ví:
Mua tiền bằng thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ
Ngoài hình thức phổ biến nhất là P2P bạn còn có thể nạp tiền bằng thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ. Nếu chưa biết cách nạp tiền bằng thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ bạn có thể xem ở đây.
Chuyển tiền điện tử từ ví khác vào tài khoản
Tại khung đặt lệnh, bạn nhấp vào nút “Chuyển tiền” (Transfer) phía trên góc phải khung đặt lệnh.
Sau đó, một khung chuyển tiền sẽ hiện lên cho phép bạn nhập số tiền cần chuyển từ ví Spot vào ví USD(S) – Futures
Nhập số tiền bạn cần chuyển và bấm Xác Nhận (Confirm) là xong. Bạn đã có thể bắt đầu giao dịch trên thị trường Futures
Sử dụng tính năng Cross Collateral
Binance cung cấp cho người dùng đa dạng các hình thức thế chấp khác nhau để giúp nhà đầu tư thuận tiện nhất cho việc giao dịch. Cross Collateral (Thế chấp Chéo) là một tính năng ưu việt, cho phép người sử dụng tài sản tiền ảo khác mà họ đang sở hữu để thế chấp vay.
Trên Futures, nhà đầu tư có thể vay USDT với mức lãi suất 0% bằng chính tài sản tiền mã hoá mà mình đang sở hữu. Số tiền này có thể được dùng để giao dịch các hợp đồng tương lai trên nền tảng này. Hiện nay Binance Futures cho phép người dùng thế chấp BUSD và BTC. Vậy nó hoạt động như thế nào?
Khi người dùng bật tính năng Cross Collateral, có 4 yếu tố mà bạn phải cân nhắc:
- Tổng số USDT đã được vay
- Tổng số tài sản thế chấp (BTC hoặc BUSD)
- Giá trị thị trường của tài sản thế chấp tính theo USDT
- Tỷ lệ Khoản vay trên Giá trị (LTV)
Một khoản vay được đánh giá là rủi ro tài chính cao khi tỷ lệ LTV cao. Khi đạt đến một mức nhất định, Futures sẽ tự động thanh lý khoản vay và thế chấp của bạn. Vì vậy bạn phải luôn tính toán thật kỹ càng để quản lý rủi ro cho tài sản của mình nhé.
Cách đặt lệnh
Trước khi tiến hành đặt lệnh, bạn cần hiểu thật rõ các thuật ngữ, ở đây mình sẽ liệt kê những thuật ngữ phổ biến nhất thường được dùng:
- Mark Price: Giá được tính toán bởi Binance Futures dựa trên nhóm giá các sàn giao dịch lớn và Funding Rate.
- Last Price: Giá gần nhất được giao dịch trên Binance Futures
- Cost: Số USDT bạn cần để thể chấp cho lệnh
- Order Qty: Số lượng vào lệnh
- Leverage: mức đòn bẩy, tượng trưng cho số lượng tài sản bạn muốn so với tài sản thế chấp
- Limit: lệnh giới hạn đặt trước
- Market: lệnh thị trường
Đầu tiên, phải luôn đảm bảo bạn đã điều chỉnh mức đòn bẩy hợp lý trước khi vào lệnh. Kế bên phải mã BTCUSDT như hình dưới đây, có 2 nút mặc định là Cross và 25x:
- Chế độ vay (margin mode): bạn có thể lựa chọn Cross margin hoặc Isolated Margin. Cross margin mode có nghĩa là Binance Futures có thể sử dụng toàn bộ tài sản thế chấp của bạn trong tài khoản cho lệnh đang mở. Isolated Margin thì ngược lại, nó sẽ đóng băng tài sản thế chấp của bạn với mức thế chấp mà bạn đặt lệnh ban đầu, nên trong trường hợp vị thế của bạn bị thanh lý, bạn sẽ chỉ mất phần tài sản thế chấp bạn đã đặt lệnh thôi.
- Mức đòn bẩy: đối với BTC, Futures cho phép bạn đặt mức đòn bẩy thấp nhất là 1x và cao nhất là 125x. Tức là bạn có thể mượn số tiền lên đến gấp 125 so với tài sản thế chấp của bạn.
Tiếp theo, đi đến khung đặt lệnh và chọn một trong những lệnh sau:
Lệnh Limit: Lệnh này để Buy/Long hay Sell/Short với mức giá giới hạn đặt trước.
Ví dụ: Bạn đặt lệnh Buy/Long 1 BTC với giá 58000 USDT, nhập 58000 vào ô “Price” và các ô khác sẽ hiện tương ứng. Hoặc bạn có thể sử dụng thanh kéo % số lượng tài sản thế chấp đang có, đây là cách nhanh nhất.
Lệnh Market: Loại lệnh này giúp bạn thực hiện Long/Short nhanh nhất. Lệnh sẽ khớp với giá Last Price trên thị trường hiện tại.
Ví dụ: Tương tự như trên, nhưng ở lệnh limit bạn chỉ có thể nhập số lượng BTC
Lệnh này sẽ giúp bạn kích hoạt một lệnh Limit khi giá thị trường đến Stop Price
Ví dụ: Giá BTC đang là 58.000 USDT. Bạn đặt một lệnh Buy/Long Stop-Limit khi Stop Price là 56.000, giá giới hạn là 55.500 thì lệnh Long limit ở 55.000 sẽ được đặt khi giá Mark Price về mức 56.000.
Kinh nghiệm chơi Futures trên Binance thành công
Thị trường tiền mã hoá vốn là một thị trường tiềm ẩn đầy rủi ro so với các thị trường khác. Mức giá giao động trong ngày có thể lên đến cả 1000%. Nên đối với thị trường này, chắc chắn mức rủi ro khi bạn đi vay mượn sẽ luôn cao hơn thị trường giao ngay (Spot) rất nhiều.
Bạn có thể thắng x2 x3 tài khoản trong một thời gian ngắn, ngược lại cũng có thể chia 10 tài khoản trong chỉ một lệnh duy nhất. Mình không dám khẳng định rằng mình có kinh nghiệm thành công với Futures, nhưng mình có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường đầy cám dỗ này.
Lập chiến lược giao dịch của riêng mình
Kiến thức về phân tích kỹ thuật luôn luôn cần thiết cho bạn khi tham gia bất cứ lĩnh vực đầu tư nào. Có rất nhiều chiến lược giao dịch khác nhau được chia sẻ bởi những nhà đầu tư lâu năm, có kinh nghiệm, họ đưa ra các luận điểm sau khi quan sát biểu đồ một thời gian dài cùng với những chỉ báo mà Binance đã cung cấp sẵn. Tất cả những chiến lược này nhằm tìm ra điểm vào lệnh và điểm chốt lời hay cắt lỗ hợp lý.
Tất nhiên, không phải chiến lược nào cũng là phù hợp cho bản thân bạn. Vì những chiến lược được lập ra bởi những người khác nhau không cùng quan điểm, hơn nữa thị trường này không có gì là chắc chắn cả. Tất cả chiến lược chỉ là tương đối. Đừng quên luyện tập thật nhuần nhuyễn chiến lượt mà bạn cho rằng phù hợp với mình nhé.
Kỹ năng quản lý, kiểm soát và phòng tránh rủi ro
Một trong những điều “tối quan trọng” khi giao dịch trên thị trường Futures là Kỹ năng quản lý vốn và kiểm soát rủi ro.
Kỹ năng quản lý vốn tức là bạn phải kiểm soát rất chặt chẽ và kỷ luật số lượng tài sản thế chấp của bạn, để tránh việc bị sàn thanh lý lệnh bất đắc dĩ. Hơn nữa, nếu không thể kiểm soát được vốn thì cơ hội bạn “cháy” là rất cao.
Ví dụ: bạn có số tài sản thế chấp là 100 USDT, bạn vào một lệnh với tài sản thế chấp là 70 USDT (70% tổng vốn), đặt với đòn bẩy là x50. Khi này tổng giá trị lệnh của bạn là 3500 USDT. Vậy chỉ cần BTC giảm 1% từ vị thế vào lệnh của bạn (entry) là bạn đã mất 35 USDT tương đương 35% vốn. Vậy thì Binance có thể thanh lý lệnh của bạn khi BTC giảm chỉ 3%.
Vậy thì kiểm soát và phòng tránh rủi ro như thế nào?
Một câu thần chú mà mình luôn niệm trong đầu khi vào lệnh “Đặt Stop-loss”. Stop loss là đặt giới hạn cắt lỗ khi giá xuống một mức nhất định mà mình có thể chịu đựng được, có thể là 5% hay 10%, 15% tổng tài sản của bạn. Một nhà đầu tư giỏi luôn nghĩ đến việc cắt lỗ ở đâu trước khi chốt lời nhé.
Giữ vững tâm lý giao dịch
Hãy luyện cho mình một tâm lý thật vững chắc khi tham gia vào thị trường này. Không giống như chứng khoán chỉ giao động trong khoảng +-7% một ngày, thị trường tiền mã hoá không có giới hạn nào cho việc này. Nếu bạn không giữ vững tâm lý thì những “cơn sóng” sẽ làm bạn say đáo để đấy.
Hơn nữa, tâm lý vững sẽ giúp bạn tỉnh táo khi ra những quyết định chốt lời hay cắt lỗ.
Lòng tin vững bền
Trên thị trường này luôn có hai phe, một phe sẽ luôn luôn nhìn về hướng tích cực đưa ra những thông tin và luận điểm để củng cố cho giá trị bền vững lâu dài của đồng tiền mà họ nắm giữ. Và ngược lại phe đối lập cũng sẽ đưa ra những thông tin tiêu cực nhằm lật độ, lung lay lòng tin của bạn về dự án đó. Nếu bạn không thật sự hiểu biết về dự án, không có kỹ năng phân tích thị trường cơ bản (Fundamental Analysis), hay kỹ năng phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) chắc chắn bạn sẽ bị dư luận “dắt mũi” dẫn đến “mua đỉnh, bán đáy”.
Khai thác triệt để tác dụng của công nghệ
Đừng quên đây là thị trường tiền mã hoá, tức là thị trường dựa trên sự phát triển của công nghệ. Tất cả các dự án đều được xây dựng bằng công nghệ thông tin, block chain. Nên việc bạn biết nhiều công cụ công nghệ hơn sẽ giúp bạn có nhiều dữ liệu để đưa ra quyết định, khi nào nên cắt lỗ, khi nào nên chốt lời, thị trường sẽ đi xuống hay sẽ đạt đỉnh cao mới.
Lời kết, hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ khi bước vào Binance Futures. Đây là thị trường có thể giúp bạn làm giàu rất nhanh, nhưng nghèo thì cũng… không chậm đâu nhé. Tự bảo vệ mình trước những rủi ro đòn bẩy và quản lý vốn thật tốt.