Polkadot (DOT) là gì? Có nên đầu tư DOT Coin không?
Trong vũ trụ hơn 4.000 loại tiền điện tử hiện tại, sự nổi lên của Polkadot là một điểm sáng. DOT Coin, mã thông báo gốc của nó đã trở thành một trong 10 loại tiền điện tử hàng đầu chỉ trong vài tháng kể từ khi ra mắt. Đồng thời, Gavin Wood cũng giới thiệu parachain – giai đoạn cuối cùng trong quá trình triển khai Polkadot. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tiền điện tử Polkadot (DOT) và parachain.
Polkadot (DOT) là gì?
Nền tảng Polkadot là một ứng dụng đa tuyến cho phép dữ liệu được truyền qua các chuỗi khối, qua đó tăng khả năng tương tác giữa các loại tiền điện tử khác nhau.
Tuy nhiên, điều làm cho nền tảng này khác biệt là chuỗi cơ sở của Polkadot – được gọi là Relay Chain – có thể kết nối và bảo mật các blockchain lớp 1 khác trong hệ sinh thái của nó (được gọi là parachain) với khả năng tương tác và bảo mật tổng hợp.
Điều này có nghĩa là bản thân Relay Chain không thực sự tương thích với hợp đồng thông minh – nó chỉ hỗ trợ các giao dịch liên quan đến chuyển DOT, đặt cược, quản trị và đấu giá vị trí parachain.
Trong khi đó, các parachain tương thích với hợp đồng thông minh và sẽ lưu trữ tất cả các dApp của Polkadot – chẳng hạn như stablecoin và các sàn giao dịch phi tập trung. Tất cả những điều này làm cho Polkadot trở thành nền tảng thú vị và độc đáo.
DOT là mã thông báo gốc cho mạng Polkadot. Nó thực hiện ba chức năng chính: Quản trị mạng, điều hành mạng và tạo ra parachain bằng cách liên kết DOT.
Tại thời điểm viết bài, vốn hóa thị trường của Polkadot là khoảng 18 tỷ đô la, khiến nó trở thành đồng coin lớn thứ 9 theo CoinMarketCap. Giá hiện tại của 1 mã thông báo DOT là xấp xỉ 19 đô la – con số này nhiều hơn rất nhiều so với đợt ICO đầu tiên là 0,29 đô la cho mỗi mã thông báo.
Polkadot hoạt động như thế nào?
Có 4 yếu tố quan trọng đối với mạng Polkadot, đó là:
- Relay Chain (chuỗi chuyển tiếp) là thành phần chính của hệ thống Polkadot, cung cấp sự đồng thuận và khả năng tương tác giữa các parachain liên kết.
- Parachain: đề cập đến tất cả các blockchain không đồng nhất được kết nối với Polkadot. Parachain có thể có mã thông báo, chức năng cụ thể và trường hợp sử dụng của riêng chúng.
- Parathread: Cũng tương tự như Parachain, nhưng tuân theo mô hình pay-as-you-go. Đây là những chuỗi không yêu cầu kết nối liên tục với mạng.
- Bridge: Cho phép các parathread và parachain kết nối và tương tác với các mạng bên ngoài như Bitcoin và Ethereum.
Tóm lại, trong hệ sinh thái Polkadot, có một mạng lưới các parachain và parathread được kết nối với chuỗi chuyển tiếp. Chúng cũng có thể kết nối với các mạng bên ngoài bằng cách sử dụng Bridge. Relay Chain đảm bảo an ninh của mạng hoàn chỉnh, nên có một cơ chế đa cấp để bảo vệ chúng.
Đầu tiên, có một nhóm được gọi là “Nominators”, công việc của họ là chọn những Validators (người xác nhận đáng tin cậy) và các Staking Dots. Công việc của người xác nhận là đặt cược các Dot, xác nhận các bằng chứng từ những người đối chiếu và tham gia đồng thuận với những người xác nhận khác. Người đối chiếu chịu trách nhiệm duy trì các phân đoạn bằng cách thu thập các giao dịch từ người dùng. Người đối chiếu tạo ra bằng chứng cho người xác nhận.
Bất kỳ hành vi xấu nào trong mạng sẽ được báo cáo cho người xác nhận. Bất kỳ nút đầy đủ của collator hoặc parachain nào giám sát mạng và báo cáo lỗi cho trình xác nhận được gọi là Fisherman.
Ưu nhược điểm của DOT Coin
Ưu điểm
- Khả năng mở rộng không giới hạn: Có thể hỗ trợ vô số blockchain và cho phép chúng kết nối với nhau.
- Cơ chế đồng thuận thích ứng: Khi các chuỗi khối khác nhau chạy trên các cơ chế đồng thuận khác nhau, nền tảng này cung cấp một cơ chế đồng thuận mở và có thể thích ứng để lưu trữ chúng.
- Giao dịch xuyên chuỗi: Có thể hỗ trợ việc chuyển giá trị giữa các blockchain khác nhau. Nó cần thiết cho khả năng tương tác và tích hợp thực sự.
- Cơ chế quản trị được xác định: Nó có một cơ chế quản trị xác định, giúp loại bỏ một vấn đề lớn mà các blockchain khác phải đối mặt.
- Bảo mật gộp: Các chuỗi khối nối với Polkadot có thể được bảo mật bằng một ô bảo mật thống nhất. Điều này có thể giúp bảo vệ các chuỗi nhỏ không có hệ thống khởi động bảo mật hiệu quả.
- Phí giao dịch thấp: Polkadot tuyên bố họ có phí giao dịch thấp hơn so với Ethereum.
Nhược điểm
- Tương đối mới: Dẫn đến thiếu cơ sở hạ tầng nên không thể cung cấp một lượng lớn thanh khoản.
- Cạnh tranh vô hạn từ blockchain hợp đồng thông minh như Ethereum, Tron, Binance Smart Chain và Cardano liên quan đến các ứng dụng phi tập trung.
Polkadot có uy tín không? Có nên đầu tư không?
Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực tiền số đều đồng ý rằng Polkadot là một khoản đầu tư dài hạn tốt. Nó được hỗ trợ bởi những người rất hiểu biết trong ngành và đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giải quyết các vấn đề về khả năng tương tác. Nếu sự tăng trưởng ổn định của nó tiếp tục như dự đoán, các nhà đầu tư vào Polkadot sẽ rất hài lòng với kết quả này.
Mặc dù độc đáo trong các ý tưởng giải quyết vấn đề, Polkadot không phải là không có sự cạnh tranh. Ethereum có lẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nó, và không thể không nhắc đến Cardano (ADA). Do đó, Polkadot phải thực hiện một vài bước nhảy trước khi vượt qua họ.
Cuối cùng, không thể phủ nhận rằng Polkadot vẫn còn rất trẻ. Nếu bạn thích chấp nhận rủi ro, khoản đầu tư của bạn có thể thu được lợi nhuận lớn về lâu dài. Nhưng nó cũng có thể phá sản nếu một công nghệ mới hơn, tốt hơn xuất hiện dưới hình thức đối thủ cạnh tranh và vượt qua nó.
Polkadot có hợp pháp không?
Tình trạng pháp lý của Polkadot khác nhau giữa các quốc gia. Cụ thể, đồng DOT được coi là hợp pháp ở một số quốc gia, nhưng tại Việt Nam, pháp luật quy định đồng coin này không được phép sử dụng để thay thế cho bất cứ loại tiền tệ hợp pháp nào.
Có nghĩa là, bạn không thể dùng chúng để thanh toán cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hay gửi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, bạn có thể trao đổi mua/bán chúng trên các sàn giao dịch tiền số.
Mua Polkadot ở đâu uy tín?
Mua trên sàn giao dịch
Mã thông báo DOT được liệt kê trên một số sàn giao dịch tiền điện tử lớn như: Binance, Huobi và Bitfinex.
Để mở tài khoản với một trong các sàn giao dịch này, bạn cần phải đăng ký và xác minh danh tính của mình. Quy trình này đơn giản và tương tự như việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến. Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin như tên, địa chỉ, căn cước công dân (hoặc hộ chiếu). Thông thường, quá trình này chỉ mất vài phút. Sau khi bạn đã gửi các tài liệu, sẽ mất từ 1 đến 2 ngày làm việc để tài khoản của bạn được xác minh và hoạt động đầy đủ.
Mua trên chợ đen
Bạn cũng có thể mua tiền điện tử DOT qua các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Binance DEX hoặc 1inch. Các giao dịch tại đây đều là những giao dịch ngang hàng (P2P). Ưu điểm là danh tính của bạn hoàn toàn được bảo mật, tuy nhiên, giá của Palkadot chắc chắn cao hơn so với các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Polkadot được dùng ở đâu?
Tiền điện tử DOT của Polkadot được sử dụng để hỗ trợ quản trị trên mạng Polkadot. Nó cũng được sử dụng để đặt cược (thế chấp các khoản vay tiền điện tử), liên kết mạng hoặc để tương tác với các chuỗi khối khác.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng DOT để thanh toán chi phí cho các dự án được Polkadot hỗ trợ, bao gồm cả những dự án tài chính phi tập trung (DeFi), mã thông báo không thể thay thế (NFT), hợp đồng thông minh, trò chơi…
Làm sao đổi Polkadot qua tiền mặt được?
Sàn giao dịch tiền điện tử
Bạn có thể bán đồng DOT cả mình bằng cách sử dụng một trong số các sàn giao dịch tiền mã hóa như Binance, Coinbase, Remitano… Trước khi lựa chọn, hãy chú ý đến phí giao dịch, vì mỗi sàn khác nhau sẽ áp mức phí giao dịch khác nhau đối với người bán.
Chợ đen
Một lựa chọn khác là bán DOT trên thị trường chợ đen. Với hình thức này, bạn sẽ có cơ hội bán đồng coin mình đang sở hữu với giá cao hơn so với giá thị trường. Ngoài ra, các hình thức thanh toán cũng khá đa dạng, có thể là chuyển khoản liên ngân hàng, ví tiền điện tử (MoMo, ZaloPay, ShopeePay…), chuyển tiền quốc tế…
Lưu trữ Polkadot ở đâu?
Khi bạn sở hữu tiền mã hóa nói chung và DOT nói riêng, điều quan trọng cần xem xét là cách lưu trữ nó. Bởi lẽ, tiền điện tử không có các loại bảo vệ giống như tiền trong tài khoản ngân hàng. Do đó, là chủ sở hữu, việc lưu trữ tiền điện tử là trách nhiệm của bạn.
Coin3388 khuyên các nhà đầu tư không nên lưu trữ tiền điện tử của mình trên các sàn giao dịch, trừ khi bạn đang có kế hoạch giao dịch. Thay vào đó, hãy chọn một chiếc ví – ví phần cứng (ví lạnh) hoặc ví phần mềm (ví nóng) tùy thuộc vào mục tiêu của bạn.
Trong đó, ví phần cứng là một thiết bị nhỏ, có thể kết nối với máy tính của bạn bất cứ khi nào bạn muốn gửi và nhận tiền điện tử. Khi không cần thiết, chúng luôn giữ tài sản của bạn ở chế độ ngoại tuyến. Một số ví lạnh chỉ có thể lưu trữ một vài loại tiền ảo nhất định, trong khi một số khác có thể tương thích với hơn 1.000 loại tiền khác nhau. Do đó, bạn cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua loại nào.
Còn ví nóng là một ứng dụng lưu trữ tiền điện tử trực tuyến, thường có sẵn dưới dạng ứng dụng dành cho máy tính để bạn và thiết bị di động, ngoài ra cũng có ví nóng dựa trên web. Giống như ví phần cứng, ví nóng đi kèm với một cụm từ khôi phục. Bạn có thể sử dụng cụm từ này để lấy lại tiền điện tử của mình nếu bạn mất quyền truy cập vào chúng.
Tóm lại, tiền điện tử là một con tàu lượn siêu tốc, có thể là đỉnh của hôm nay nhưng lại là đáy của ngày mai. Vì vậy, lời khuyên mà Coin3388 dành cho bạn là hãy thực hiện nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi rót tiền đầu tư. Hầu hết các trader thành công trong lĩnh vực này đều áp dụng chiến lực mua và giữ, bỏ qua hoàn toàn hành động giá hàng ngày. Cuối cùng, đừng bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể để mất, bởi vì không ai luôn đúng mọi lúc.